Page 70 - CTDT MAR 2022
P. 70
[1] Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật. Hà Nội: Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, 2017.
[2] Lê Minh Toàn. Giáo trình Pháp luật đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự
thật, 2019.
[3] Văn bản Quy phạm pháp luật.
5. Thông tin về học phần
a. Mục tiêu học phần
Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nhà
nước và pháp luật nói chung, các kiến thức cơ bản của một số ngành luật cụ thể trong hệ thống
pháp luật Việt Nam nói riêng.
Giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với các môn học khác có liên quan đến
pháp luật; xây dựng ý thức sống, làm việc và thói quen xử sự phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
b. Mô tả vắn tắt học phần
Học phần bao gồm:
Phần 1: Trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật, đồng thời có
sự liên hệ với nhà nước và pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Phần 2: Trang bị cho sinh viên những nội dung về pháp luật chuyên ngành bao gồm: Luật Hiến
pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự - Luật Tố tụng Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia
đình, Luật Hình sự - Luật Tố tụng Hình sự và Pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C):
Không có
d. Yêu cầu khác
Dự lớp: Từ 80% trở lên.
Bài tập: Trên lớp và ở nhà.
Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của giảng viên.
6. Chuẩn đầu ra của học phần
Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:
CLOs Chuẩn đầu ra của học phần PLOs
1 Trình bày được những kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật nói a,b,c
chung; Nhà nước và pháp luật nước Cộng hoà XHCNVN nói riêng.
2 Giải thích được những vấn đề lý luận chung về nhà nước, pháp luật d
và những chế định cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp
luật Việt Nam.
3 Vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật h
Việt Nam để giải quyết các tình huống cụ thể góp phần thực hiện kỷ
luật học đường, kỷ cương xã hội.
68