Page 59 - CTDT QTKD 2022
P. 59
5. Thông tin về học phần
a. Mục tiêu học phần
- Về kiến thức, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất của Chủ nghĩa xã hội khoa
học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Về kỹ năng, giúp cho sinh viên nâng cao năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các
tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan
đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
- Về thái độ, giúp sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học CNXH nói riêng
và nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung.
b. Mô tả vắn tắt học phần
Nội dung chương trình môn học gồm 7 chương: Trong đó, chương 1 trình bày những vấn đề cơ
bản có tính nhập môn của CNXHKH (quá trình hình thành, phát triển của CNXHKH). Từ chương
2 đến chương 7 trình bày nội dung cơ bản của CNXHKH theo mục tiêu môn học.
c. Học phần trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)
Sinh viên phải học xong (hoặc song hành) các học phần Triết học Mác - Lênin (2112012) và Kinh
tế chính trị Mác - Lênin (2112013).
d. Yêu cầu khác
Mục đích của bài giảng là hướng dẫn các nội dung chính trước khi sinh viên thực hiện các nhiệm
vụ học tập (đọc tài liệu trước khi lên lớp, làm bài tập, thuyết trình…).
Sinh viên cần đọc các tài liệu được yêu cầu và hoàn thành bài tập hàng tuần trước khi giảng viên
tiến hành hướng dẫn trên lớp. Nếu sinh viên gặp khó khăn với bất kỳ nội dung nào, hãy thảo luận
với bạn bè và giảng viên giảng dạy trực tiếp.
Sinh viên cần đảm bảo đã hiểu đầy đủ từng nội dung trước khi sinh viên bắt đầu nghiên cứu nội
dung tiếp theo. Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tương tác trong các giờ học bằng cách đặt
câu hỏi, cung cấp câu trả lời và tham gia thảo luận trong lớp.
6. Chuẩn đầu ra của học phần
Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:
CLOs Chuẩn đầu ra của học phần PLOs
Trình bày (hoặc hiểu) được: Sự ra đời, các giai đoạn phát triển, đối tượng a
1 nghiên cứu CNXHKH và những kiến thức cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa
xã hội khoa học (sứ mệnh lịch sử GCCN; CNXH và thời kỳ quá độ; Cơ
cấu giai cấp và liên minh giai cấp; dân chủ, dân tộc, tôn giáo, gia đình
trong thời kỳ quá độ lên CNXH).
-57-