Page 138 - CTDT MAR 2024
P. 138
[1] Lê Hùng Anh, Trần Trí Dũng, Lê Huệ Hương, Lê Hồng Thía, Nguyễn Thị Lan Bình, Trần
Thị Tường Vân, Giáo trình Môi trường và Con người, NXB Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí
Minh, 2024. [VMT2123800_1]
4.2 Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý, Mối quan hệ giữa Tăng trưởng xanh,
Kinh tế xanh, Kinh tế tuần hoàn và Phát triển bền vững, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 2020.
[VMT2123800_2]
[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2019 - Chuyên
đề Quản lý Chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020. [VMT2123800_3]
[3] Bộ Tài nguyên và môi trường, Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021, Bộ
Tài nguyên và môi trường, 2022. [VMT2123800_4]
[4] Hồ Sĩ Thoảng, Trần Mạnh Trí, Năng lượng cho thế kỷ 21 - Những thách thức và triển vọng,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009. [VMT2123800_5]
[5] Watson R. (Trọng Tuấn và Ngọc Thạch dịch), 50 ý tưởng về tương lai, NXB Nhã Nam,
2019. [VMT2123800_6]
[6] Richard B. Primack, Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1999.
[VMT2123800_7]
[7] Belinda Hawkins, Suxanne Sharrock, Kay Havens, Plants and climate change: which
future?, Botanic Gardens Conservation International, 2008. [VMT2123800_8]
5. Thông tin về học phần
5.1 Mục tiêu học phần
- Trang bị cho sinh viên các kiến thức về các giải pháp bảo vệ môi trường nói chung, và các
giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải thiện chất lượng không khí, sử dụng tài nguyên rác thải hướng
đến kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch, bảo tồn cây xanh và rừng;
- Hướng dẫn sinh viên thiết kế dự án cư dân xanh về hoạt động bảo vệ môi trường; thực hành
ủ compost từ rác hữu cơ;
- Hướng dẫn sinh viên phát triển ý thức về bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày và vào
các chuyên ngành đang học.
5.2 Mô tả vắn tắt học phần
Môn học gồm 6 chương, bắt đầu từ chương 1 là giới thiệu các khái niệm, vai trò và các yếu tố
cơ bản trong môi trường, đến các thành phần môi trường đất, nước, không khí, các vấn đề môi
trường toàn cầu hiên đại, các hoạt động của con người và ảnh hưởng của nó đến môi trường.
Các chương tiếp theo sẽ kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trên lớp các nội dung như:
Bảo vệ nguồn nước và nước sạch; chất lượng không khí và sức khỏe; Chất thải rắn và kinh tế
tuần hoàn; Năng lượng sạch; Cây xanh và rừng trong điều hòa khí hậu.
Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện thói quen tự mình đào sâu nghiên cứu và làm việc tập
thể theo những đề tài mở (vẫn thuộc về chủ đề lớn của mỗi chương vừa học) nhằm rèn luyện
cho các em khả năng phối hợp tốt trong hoạt động nhóm, lối tư duy tổng hợp cũng như kỹ năng
thuyết trình hiệu quả.
5.3 Học phần trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)
5.4 Yêu cầu khác
- Sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập: đọc trước tài liệu trước khi lên lớp, làm bài tập,
hoàn thành các nhiệm vụ khi giảng viên yêu cầu.
137