Page 378 - CTDT Marketing CLC 6S
P. 378
4.4. Những ưu tiên của cơ sở đào tạo
Các phòng học lý thuyết phải có máy chiếu (Projector) phục vụ cho công tác học
tập lý thuyết trên lớp.
Giáo trình môn học phải được cập nhật thường xuyên và tái bản hằng năm để
sinh viên kịp thời được bổ sung các qui định mới của pháp luật hiện hành.
Kho dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm cũng phải được bổ sung, sửa đổi kịp thời.
5. Mục tiêu chung của môn học:
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh
chuyên ngành, có khả năng vận dụng quy định của pháp luật kinh doanh chuyên
ngành trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như trong việc xử lý
các tình huống kinh doanh cụ thể liên quan đến pháp luật.
6. Chuẩn đầu ra của môn học
❖ Về kiến thức:
- Sinh viên nắm vững được địa vị pháp lý của các loại hình chủ thể kinh doanh
(tổ chức kinh tế và cá nhân kinh doanh) tại Việt Nam hiện nay.
- Xác định được các quy định của pháp luật về thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ
cấu tổ chức quản lý, chế độ vốn tài chính của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã.
- Hiểu và vận dụng được các quy định pháp luật về: hoạt động đầu tư kinh doanh;
cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh; thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ;
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại;
các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; lao động.
❖ Về kỹ năng cứng:
- Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật đã học để thành lập và đăng
ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Vận dụng kiến thức pháp luật đã học để tiến hành thủ tục pháp lý về giải thể,
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Vận dụng kiến thức pháp luật đã học để quản lý hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực pháp lý như ký kết thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa dịch vụ; tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương
mại …
378