Page 56 - Bản đặc tả CTDT Marketing 2020
P. 56
o Giải quyết vấn đề: Học viên phải giải quyết các vấn đề đặt ra. Họ làm việc thông
qua các chi tiết của một vấn đề để đạt được một giải pháp. Do đó, họ có được kiến
thức và kỹ năng mới thông qua việc giải quyết vấn đề.
o Thuyết trình: phương pháp này áp dụng trong một số môn học trong chương trình.
Học viên trình bày kết quả của nhóm trước các nhóm khác khi được yêu cầu làm
việc theo nhóm để giải quyết một vấn đề, tình huống hoặc bài tập có liên quan đến
bài học. Phương pháp này cũng được sử dụng trong đánh giá đề án tốt nghiệp.
o Tự học: Học viên phải tự học và hiểu mọi thứ và học theo kế hoạch của mình. Học
viên có cơ hội đưa ra quyết định về các chủ đề học tập, khám phá và nghiên cứu
kỹ lưỡng về một vấn đề. Tự học là cách chủ động giúp học viên đạt được mục tiêu
đã định. Thông qua phương pháp này, học viên còn hình thành nhiều kỹ năng như
quản lý thời gian, tự giám sát, tự nghiên cứu, tự tìm tòi. Thực hiện phương pháp
này, giao bài tập về nhà được cung cấp trong bài tập cuối chương được sử dụng
rộng rãi trong hầu hết các khóa học trong chương trình.
o Học tập theo nhóm: Học viên được chia thành các nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề
cùng nhau và thể hiện kết quả của mình thông qua báo cáo hoặc thuyết trình trước
các nhóm khác và giảng viên.
2. Hoạt động dạy và học thông qua các hoạt động ngoài chương trình giảng dạy
Bên cạnh việc học trên lớp, học viên được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động chuyên
môn như các hội thảo chuyên ngành, hội thảo khoa học, các buổi tọa đàm với doanh nghiệp,…
Điều này giúp học viên tự tin khi nghiên cứu độc lập và góp phần nâng cao khả năng học tập
suốt đời trong quá trình làm việc hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
Mục đích của các hội thảo này là để khuyến khích, động viên và truyền cảm hứng cho học viên
để giúp họ đưa một số sáng tạo vào phương pháp tiếp cận nghiên cứu của họ. Các hội thảo này
cũng cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học viên.
B. Chương trình dạy học được xây dựng phù hợp với chuẩn đầu ra của CTĐT
Tất cả các học phần trong chương trình dạy học ngành Quản trị kinh doanh trình độ đại học
đều có sự tương thích về nội dung và thể hiện được sự đóng góp tới việc đạt chuẩn đầu ra của
CTĐT. Các học phần trong chương trình dạy học xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và
học, phương pháp kiểm tra đánh giá và phù hợp với nội dung mỗi khối kiến thức/học phần,
đảm bảo hướng tới đạt chuẩn đầu ra của CTĐT.
Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT và phương pháp dạy-học, phương pháp kiểm tra đánh
giá, công cụ đánh giá
- Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra. Khi xây dựng,
rà soát, cập nhật ĐCHP của các CTĐT, Nhà trường và các Khoa, Viện đã chỉ đạo, hướng
dẫn và có nhiều thảo luận với các GV để lựa chọn tổ hợp các PPD&H, thiết kế các hoạt
động dạy và học đa dạng, phù hợp với triết lý giáo dục, phù hợp với nội dung mỗi học
phần và đáp ứng CĐR của CTĐT.
- Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được
CĐR của CTĐT. Để thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của người học, Nhà trường
đã xây dựng hệ thống đánh giá KQHT của người học từ việc đánh giá đầu vào cho đến
đầu ra, bao gồm: đánh giá đầu vào; kiểm tra đánh giá liên tục trong quá trình học tập (thảo
luận, bài tập, kiểm tra viết, thuyết trình, tiểu luận, thực hành, thực tập); đánh giá kết quả
đầu ra (thi kết thúc học phần, đánh giá báo cáo thực tập, đánh giá thực tập, đề án tốt
nghiệp) với mục tiêu đảm bảo đạt CĐR cho người học.