INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
FACULTY OF BUSINESS ADMINISTRATION
INNOVATION - UNITY - HUMANITY
INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
FACULTY OF BUSINESS ADMINISTRATION
INNOVATION - UNITY - HUMANITY
Brief of typical paper in Student Scientific conference of the BA programme in 2019

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ SAU BÁN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THIẾT BỊ GIA DỤNG TẠI TP. HCM

PHẠM THỊ BÍCH TRÂM

Lớp: DHQT11FTT, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

phamthibichtram42@gmail.com

GVHD: TS. NGUYỄN NGỌC LONG

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

Email: lnguyen@gmail.com

Tóm tắt. Để tạo ra các mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều đến việc cải thiện dịch vụ sau bán hàng. Theo thống kê, ngành kinh doanh thiết bị gia dụng đóng góp hàng chục tỉ USD vào GPD của Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp ngành thiết bị gia dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Hai mô hình hồi quy đa biến và một mô hình hồi quy đơn biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết, thay cho việc sử dụng mô hình phân tích nhiều mối quan hệ cùng lúc – mô hình SEM, là điều vượt ra ngoài phạm vi năng lực của một sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp các hàm ý quản trị nhất định, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng có thể cải tiến các yếu tố tác động vào việc nâng cao sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng của mình.

Từ khóa: Sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, dịch vụ sau bán hàng, ngành thiết bị gia dụng.

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

PHẠM THỊ HIỀN

Lớp DHQT11A, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM,

phamthihien150@gmail.com

GVHD: TS. NGUYỄN NGỌC HIỀN

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

Tóm tắt. Thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của môi trường. Nghiên cứu này đề xuất và kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường, an toàn thực phẩm, ý thức sức khỏe, hương vị thực phẩm, phương tiện truyền thông và các rào cản nhận thức đối với ý định mua hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố khác nhau đã làm tăng cường hoặc cản trở ý định mua một loại sản phẩm thân thiện với môi trường (trong nghiên cứu này là thực phẩm hữu cơ) của khách hàng là như thế nào. Các mối quan hệ này được kiểm định thông qua mẫu 194 người tiêu dùng có ý định mua thực phẩm hữu cơ tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm, ý thức sức khỏe, hương vị thực phẩm, phương tiện truyền thông và các rào cản nhận thức đóng vai trò không thể thiếu trong việc hình thành ý định sử dụng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại tỉnh Đồng Nai.

Từ khóa: Ý định sử dụng, Thực phẩm hữu cơ, Đồng Nai

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC GIỮ CHÂN NGƯỜI TÀI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hiếu; Lê Thị Thanh Hoa

Lớp DHQT11C, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

GVHD: ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc và lòng trung thành của các nhân viên giỏi đối với công ty bằng việc khảo sát 270 nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy sự hài lòng trong công việc có ảnh hưởng mạnh đến lòng trung thành và sự hài lòng này bị tác động bởi: Hỗ trợ từ cấp trên, Thách thức, Đồng nghiệp, Thu nhập, Động lực, Công nhận, Được xem là người quan trọng trong tổ chức. Thông qua kết quả phân tích, tác giả cũng đề ra một số kiến nghị, giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao chính sách duy trì và thu hút người tài cho tổ chức của mình.

Từ khóa: Sự hài lòng, Lòng trung thành, các doanh nghiệp Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ YÊU THÍCH CỦA NGƯỜI DÙNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI HÌNH THỨC QUẢNG CÁO BẰNG VIDEO CLIP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KẾT NỐI QUẢNG CÁO

LÊ THỊ HỒNG

Lớp DHQT11GTT, Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM

lethihong1717@gmail.com

GVHD: TRẦN PHI HOÀNG

Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM

tranphihoang@iuh.edu.vn

Tóm Tắt. Nghiên cứu hoa học này được thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố tác động đến sự yêu thích của người dùng mạng xã hội Facebook đối với hình thức quảng cáo bằng video clip của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kết nối quảng cáo tại Việt Nam: Một nghiên cứu tại công ty TNHH Onelink Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05 nhóm nhân tố tác động đến sự yêu thích của người dùng mạng xã hội facebook đối với hình thức quảng cáo bằng video clip, bao gồm: “Nội dung quảng cáo”, “Người nổi tiếng” (đại sứ thương hiệu), “Nhận thức chủ quan”, “Âm thanh của quảng cáo” và “Màu sắc của quảng cáo”. Kết quả nghiên cứu này thực hiện 03 mục tiêu như sau: Thứ nhất, xác định được các nhân tố tác động đến sự yêu thích của người dùng mạng xã hội Facebook; Thứ hai, xác được mức độ tác động của các nhân tố tác động đến sự yêu thích của người dùng mạng xã hội Facebook; Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng sự yêu thích của người dùng mạng xã hội Facebook ở Việt Nam đối với hoạt động quảng cáo của công ty TNHH Onelink Việt Nam.

Từ khóa: Chất lượng dịch vụ; Dịch vụ; Online marketing, Sự hài lòng; Quảng cáo

NHỮNG YẾU TỐ CỦA MARKETING LAN TRUYỀN (VIRAL MARKETING) TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VIỆT TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

NGUYỄN THANH DANH

Lớp DHMK12A, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM

GVHD: Th.S. NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM

Email: nguyenquoccuong@iuh.edu.vn

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố Marketing lan truyền (Viral Marketing) tác động đến nhận biết thương hiệu Việt của người tiêu dùng trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Đề tài tiến hành thu thập dữ liệu từ 302 người, sử dụng hai phương pháp phân tích chính, bao gồm: phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính. Vận dụng các mô hình và học thuyết liên quan, kết quả nghiên cứu cho thấy có bảy nhân tố của Marketing lan truyền tác động đến nhận biết thương hiệu Việt của người tiêu dùng theo thứ tự bao gồm: Người có ảnh hưởng (Influencers), thông điệp, mạng xã hội, sự lan truyền, sự tin cậy, giải trí và sự thu hút. Tất cả nhân tố đều có tác động cùng chiều với nhận biết thương hiệu Việt. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ thuật Marketing lan truyền.

Từ khóa: Marketing lan truyền, Nhận biết thương hiệu, Người có ảnh hưởng, Thông điệp, Mạng xã hội.

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRUNG TÂM ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH

LÊ HỒNG VY

Lớp DHQT11ATT, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM

le.hongvy310@gmail.com

GVHD: TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

damtricuong77@gmail.com

Tóm Tắt: Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên tại TP.HCM. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tham khảo và điều chỉnh lý thuyết để từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên. Kết quả nghiên cứu của 300 mẫu đã phản ánh cho thấy 5 yếu tố bao gồm vị trí địa lý, danh tiếng, học phí, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên tại TP.HCM. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 5 yếu tố trên với quyết định chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các nhà quản trị có thêm nhiều những cơ sở để mở rộng và phát triển trung tâm anh ngữ tại TP.HCM.

Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, Quyết định chọn trung tâm anh ngữ, Trung tâm anh ngữ

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA RAU SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG MINH KHOA

Lớp: DHQT11BTT, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

GVHD: ThS. ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

dothithanhhuyen@iuh.edu.vn

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động đến ý định mua rau sạch của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã được thực hiện bằng phương pháp định lượng. 220 người đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh đã được khảo sát trưc tiếp bằng bản câu hỏi về ý định mua rau sạch của mình. Kết quả cho thấy có năm nhân tố tác động đến ý định mua rau sạch của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, nhân tố chất lượng của rau sạch có tác động mạnh nhất và nhân tố nhóm tham khảo có tác thấp nhất đến ý định mua rau sạch. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ý định mua rau sạch của người dân tại thành phố Hồ chí Minh.

Từ khóa: Rau sạch, Ý định mua, Chất lượng, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH CÀ MAU

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Lớp DHQT11ETT, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM

nguyenthanhhuong1795@gmail.com

GVHD: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM

nmtuannckh@gmail.com

Tóm tắt. Mục đích chính của bài báo này là đo lường sự hài lòng các doanh nghiệp xuất khẩu đối với chính sách hỗ trợ của tỉnh Cà Mau. Đây cũng là một chuyên đề thuộc đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập”; do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang ký Hợp đồng số 16/HĐ-SKHCN ngày 28 tháng 06 năm 2018 với Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Các nội dung nghiên cứu được các chuyên gia của tỉnh Kiên Giang đề xuất dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Parasuraman. Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 yếu tố: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, mối quan hệ, công tác điều hành của lãnh đạo. khiếu nại lên cấp quản lý có thẩm quyền. Sau quá trình thu thập thông tin từ doanh nghiệp và xử lý dữ liệu từ phần mềm SPSS cho ra các kết quả các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp là (1) Hỗ trợ doanh nghiệp, (2) Mối quan hệ, (3) Khiếu nại lên cấp quản lý có thẩm quyền, (4) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (5) Tính năng động, (6) Công tác điều hành của lãnh đạo. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một số hàm ý về quản trị cho từng nhân tố nhằm nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp xuất khẩu đối chính sách hỗ trợ của địa phương tỉnh Cà Mau.

Từ khóa: Chính sách hỗ trợ; Sự hài lòng; Hỗ trợ doanh nghiệp; Doanh nghiệp xuất khẩu

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐINH HOÀN LỘC; LÊ HOÀNG DUY KHÁNH

Lớp DHMK12A, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

hoanlocdinh0903@gmail.com; vennus.0803@gmail.com

GVHD: Th.S. NGUYỄN NGUYÊN PHƯƠNG

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

nguyennguyenphuong@iuh.edu.vn

Tóm tắt: Bài viết này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Dựa vào các nghiên cứu trước đó và thông qua việc phỏng vấn các khách hàng và chuyên gia, tác giả đã đề xuất ra được sáu yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các trang thương mại điện tử. Những nhân tố và giả thuyết của bài nghiên cứu đã được kiểm định thông qua phần mềm SPSS với 308 mẫu khảo sát thu thập từ các khách hàng đã sử dụng các trang thương mại điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố được đề ra đều có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của trang thương mại điện tử. Trong đó, yếu tố về dịch vụ giao hàng có mức độ ảnh hưởng cao nhất, sau đó đến yếu tố sản phẩm, giao diện, giá cả, khuyến mãi và thương hiệu. Những kết quả này đã cung cấp nền tảng giúp tác giả đưa ra được các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang thương mại điện tử. 

Từ khóa: Thương mại điện tử, Năng lực cạnh tranh, Trang thương mại điện tử

CÁC YẾU T ẢNH HƯỞNG ĐN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY GOLDEN COMMUNICATION GROUP

LƯỜNG THỊ THU HIỀN

DHQT11C, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

thuhienluong97@gmail.com

GVHD: TS. HUỲNH QUANG MINH

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

huynhquangminh@iuh.edu.vn

Tóm tắt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc dựa trên mẫu khảo sát 170 bảng khảo sát hợp lệ, theo đó có 7 nhân tố được thành lập, trong đó có 6 nhân tố độc lập đó là (1) Tiền lương, (2) Môi trường làm việc, (3) Phúc lợi, (4) Đồng nghiệp, (5) Khen thưởng, (6) Cơ hội đào tạo và thăng tiến và 1 nhân tố phụ thuộc. Cuối cùng là kết quả phân tích hồi quy bội, kết quả hồi quy cho thấy có 4 nhân tố độc lập cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc, tiền lương và khen thưởng. Và tất cả bốn nhân tố này đều tác động thuận đến lòng trung thành của nhân viên trong đó sự tác động của cơ hội đào tạo và thăng tiến là mạnh nhất, tiếp đến là môi trường làm việc, khen thưởng và cuối cùng là tiền lương.

Từ khóa: Lòng trung thành; nhân viên.

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI HAI LÚA – BẾN TRE

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG

Lớp DHQT11BTT, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

ntpdbnguyen2805@gmail.com

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN BÌNH

Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

nguyenvanbinh@iuh.edu.vn

Tóm tắt. Khu du lịch sinh thái Hai Lúa tại Bến Tre đang là một trong những điểm vui chơi thu hút lượng khách du lịch đáng kể trong và ngoài nước. Nghiên cứu này nhằm mục đích cốt lõi là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh của Khu du lịch sinh thái Hai Lúa. Thông qua mô hình lý thuyết đề xuất và dữ liệu khảo sát thực tế từ 510 du khách của Khu du lịch sinh thái Hai Lúa, tiến hành nghiên cứu định tính. Tiếp theo, sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng qua các kiểm định mô hình chính thức. Và rút ra được kết quả có 4 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Khu du lịch sinh thái Hai Lúa, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu du lịch sinh thái Hai Lúa.

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh; Giải pháp marketing; Khu du lịch; Sinh thái; Hai Lúa – Bến Tre.

NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ SÀI GÒN ESPRESSO

PHẠM TOÀN; ĐỖ THỊ NGỌC THƯƠNG; VI THỊ THU THẢO

Lớp DHQT11CTT, Khoa Quản Trị Kinh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

phamtoan.2102pt@gmail.com; thuongdtn08@gmail.com; thaovi1297@gmail.com

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ VÂN

Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

nguyenthivan@iuh.edu.vn

Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cà Phê Sài Gòn Espresso gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế – xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương. Các thang đo về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định  mối quan hệ giữa các yếu tố độc lập với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhóm tác giả tiến hành khảo sát 245 đối tượng với 24 biến quan sát nhằm mục đích xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhân tố tác động như sau: năng lực tài chính, năng lực nhân lực, thị trường và tiếp thị, kỹ thuật công nghệ sản xuất.

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất kinh doanh.

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN VÀ CHẤT LƯỢNG THỰC ĐƠN VỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC NHÀ HÀNG

NGUYỄN THỊ HIỀN1, ĐÀM THỊ THANH HUỆ1, XỒI MỸ NGUYÊN2

1Lớp DHMK11A, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM

2Lớp DHMK11B, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM

nguyenhien2096@gmail.com, damhue0097@gmail.com, mynguyen.nancy@gmail.com

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN THANH TRƯỜNG

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

nguyenvanthanhtruong@iuh.edu.vn

Tóm tắt. Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng thức ăn và chất lượng thực đơn với sự hài lòng khách hàng tại các nhà hàng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn nhóm, quan sát tại địa điểm nhà hàng trong khu vực TP.HCM. Sau khi tiến hành khảo sát, thu thập và gạn lọc thu được 190 bảng khảo sát đạt yêu cầu và đây cũng là số mẫu dùng cho nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa chất lượng thức ăn và chất lượng thực đơn có tác động mạnh đến sự hài lòng khách hàng. Trong đó, nhân tố chất lượng thực đơn có ảnh hưởng mạnh hơn so với chất lượng thức ăn.

Từ khóa: Chất lượng thức ăn, Chất lượng thực đơn, Sự hài lòng, Nhà hàng.

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC VIÊN TẠI ĐẠI HỌC RMIT VIỆT NAM

TRẦN LÊ NGÂN ĐÀM

Lớp DHQT11ITT, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, tranlengandam0209@gmail.com

GVHD: TS. NGUYỄN THÀNH LONG

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM

Email: nguyenthanhlong@iuh.edu.vn

Tóm tắt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng thương hiệu dần trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt với các thương hiệu giáo dục quốc tế. Vậy đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp ngoại nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nói riêng khi chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam? Và mức độ ảnh hưởng của thương hiệu lên quá trình quyết định và lựa chọn trường đại học của sinh viên như thế nào? Xuất phát từ nhu cầu trên, em xin chọn đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thương hiệu đến quyết định chọn trường của học viên tại Đại học RMIT tại Việt Nam”. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, kết quả cho thấy có bốn biến độc lập là: (1) Nhận biết thương hiệu, (2) Chất lượng cảm nhận, (3) Liên tưởng thương hiệu, (4) Trung thành thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu cho Đại học RMIT Việt Nam.

Từ khóa: Sự ảnh hưởng của thương hiệu; quyết định chọn trường; RMIT Việt Nam;

ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÙNG

TRƯƠNG THỊ KIỀU ANH; PHẠM THỊ VÂN ANH; PHẠM THỊ DUNG; NGUYỄN HOÀI XUÂN HÒA

Lớp DHMK13D, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

kieuanh03071998@gmail.com

GVHD: Th.S. PHAN TRỌNG NHÂN

Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

trongnhanmkt@gmail.com

Tóm tắt: Thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng di động (UDDĐ) của người dùng giữ vai trò then chốt trong việc giữ chân khách hàng của các nhà cung cấp UDDĐ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định động lực thúc đẩy người dùng tiếp tục sử dụng các UDDĐ trên thiết bị của mình trên cơ sở kết hợp Thuyết Hành động Hợp lý – TRA (Theory of Reasoned Action) của Ajzen và Fishbein (1975) với Thuyết Phổ biến Đổi mới – IDT (Innovation Diffusion Theory) của Rogers (1995). Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đã được sử dụng để thiết kế thang đo, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng UDDĐ. Kết quả kiểm định thông qua mẫu 219 người dùng UDDĐ cho thấy ba nhân tố tạo động lực duy trì sử dụng ứng dụng theo thứ tự của mức độ tác động là: Khả năng tương thích, Lợi thế tương đối và Thái độ.

Từ khóa: động lực, ứng dụng di động, ý định tiếp tục sử dụng, Thuyết Hành động Hợp lý, Thuyết Phổ biến Đổi mới


Cooperate