Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

1/ Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành QTKD của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM nhằm đào tạo ra những Tiến sĩ có trình độ cao, chuyên sâu về  lý thuyết quản trị; độc lập và sáng tạo đưa ra được những phát kiến, những khám phá khoa học thuộc ngành QTKD; có đủ khả năng phát hiện, giải quyết những “khe hổng” lý thuyết  trong khoa học quản lý và những vấn đề thực tế phức tạp, mới nẩy sinh trong quản lý kinh tế. Đồng thời Tiến sĩ ngành QTKD của Đại học Công nghiệp TP.HCM phải  là người đi đầu trong giảng dạy; dẫn dắt, hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn; có khả năng cộng tác NCKH với các nhà khoa học quốc gia và quốc tế; có đạo đức, tư cách tốt.

Tiến sĩ ngành QTKD của Đại học Công nghiệp TP.HCM có thể làm việc ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, doanh nghiệp hoặc ở các cơ quan nhà nuớc chuyên hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp.

2/ Về thời gian đào tạo

Thời gian chính thức của chương trình đào tạo (CTĐT) tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh (NCS) có bằng thạc sĩ là 3-4 năm tập trung liên tục, đối với NCS tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên đúng chuyên ngành là 5 năm tập trung liên tục. Hết thời gian đào tạo chính thức, nghiên cứu sinh được phép chuyển sang chế độ tự túc.

3/ Về đối tượng tuyển sinh

Người dự tuyển trình độ tiến sĩ ngành QTKD là người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành gần của ngành Quản trị kinh doanh là các ngành trong khối ngành Kinh tế – Quản trị. Với những đối tượng thuộc khối ngành gần cần học bổ túc một số môn học theo qui định. Ngoài ra, người có bằng cử nhân hệ chính quy đạt loại giỏi đúng chuyên ngành Quản trị kinh doanh và có 2 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực cũng được tham gia ứng tuyển.

Các ngành gần của ngành Quản trị kinh doanh là các ngành trong khối ngành Kinh tế – Quản trị, bao gồm:

  • Quản lý kinh tế
  • Thương mại
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị nhà hàng khách sạn
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Kế toán
  • Kiểm toán
  • Quản lý và phân tích thông tin kinh tế
  • Quản lý nguồn nhân lực
  • Chính sách khoa học và công nghệ
  • Quản lý khoa học và công nghệ
  • Quản trị văn phòng
  • Quản lý công nghiệp
  • Quản lý năng lượng
  • Quản lý công
  • Chính sách công
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Kinh tế chính trị
  • Kinh tế học
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế đầu tư
  • Kinh tế quốc tế
  • Kinh tế công nghiệp
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Kinh tế lao động
  • Kinh tế tài chính – Ngân hang
  • Logistics và chuỗi cung ứng
  • Ngoại thương

4/ Khái quát chương trình:

Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh gồm ba phần:

Phần 1: Các học phần bổ sung;

Phần 2: Các học phần ở trình độ Tiến sĩ, các chuyên đề Tiến sĩ và tiểu luận tổng quan;

Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án Tiến sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *